Phòng trẻ em là một thế giới riêng biệt, nơi ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của bé. Để tạo ra không gian đẹp và phù hợp với độ tuổi của con, việc tuân thủ một số nguyên tắc thiết kế phòng trẻ em quan trọng là không thể phớt lờ. Cùng Gỗ Nhựa Đông Đô tìm hiểu thêm qua bài viết sau!
Mục lục
5+ Lưu ý khi thiết kế phòng trẻ em
Tiện dụng và an toàn
Phòng riêng đem tới cho trẻ sự riêng tư và độc lập nhất định, phần nào thoát ly khỏi sự trông nom, quan tâm của người lớn, nên việc đảm bảo thuận tiện và an toàn cho trẻ là rất cần thiết.
- Đảm bảo phòng cung cấp sự riêng tư cho trẻ cũng như thuận tiện và an toàn.
- Cấu trúc mặt bằng và lối đi phải được thiết kế rõ ràng, tránh những chênh lệch không cần thiết có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
- Vị trí công tắc điều khiển, các thiết bị điện khác cũng như hệ thống dây dẫn an toàn phải được đặt ở những nơi thuận tiện và an toàn. Nếu cần, hãy thử những sản phẩm che chắn ổ điện.
- Sử dụng thiết bị an toàn điện như aptomat chống giật, rơ le tự động để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ giật điện.
- Hạn chế lắp đặt các thiết bị điện phức tạp và không an toàn, không phù hợp độ tuổi của trẻ ở trong phòng. Ví dụ các thiết bị điện nước (trong trường hợp phòng ngủ có nhà vệ sinh) hoặc các thiết bị điện lạnh, điện tử khác.
Thiết kế phòng trẻ em – Những lưu ý cần nắm được
Quản lý các sự cố nguy hiểm
Đối với các khu vực dễ gây nguy hiểm khác ở trong/ ngoài phòng như ban công (căn hộ chung cư), giếng trời (nhà ống), bố mẹ cũng nên bố trí hệ thống lan can, cửa,.. để quản lý các sự cố nguy hiểm, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn. Trẻ em trong các độ tuổi khác nhau sẽ có những sự hiếu động nhất định, vì vậy, bố mẹ cần quan tâm chú ý nhiều hơn.
- Bố trí hệ thống lan can, cửa, hoa sắt để đảm bảo an toàn, đặc biệt là ở các vị trí như ban công và giếng trời.
- Áp dụng biện pháp quản lý như khóa cửa ban công để tránh tình huống trẻ tự mở cửa mà không sự giám sát của người lớn.
- Hạn chế góc nhọn và che chắn cẩn thận để tránh tai nạn không mong muốn.
- Thiết kế phòng trẻ em có cửa phòng sao cho dễ thoát hiểm, đặc biệt cần chú ý đến việc làm sao để trẻ có thể mở cửa nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp.
- Đối với trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, các con chưa cần mức độ riêng tư cao nên cửa có thể có ô kính trong để dễ quan sát từ bên ngoài và cần có biện pháp thoát hiểm dự phòng như chốt khóa đơn giản để trẻ có thể mở cửa mà không cần sự giúp đỡ của người lớn.
Hạn chế góc nhọn
Các góc nhọn ở bàn, ghế, đầu giường,.. những thứ tưởng chừng rất đơn giản nhưng có thể gây ra nguy hiểm cho trẻ em nếu bố mẹ không chú ý.
- Đảm bảo thiết kế phòng trẻ em có không gian xung quanh không chứa những đồ vật có góc nhọn có thể gây thương tổn.
- Nếu có, hãy sử dụng các sản phẩm bo góc, che chắn an toàn để bảo vệ trẻ khỏi những nguy cơ tiềm ẩn.
Phòng trẻ em nên hạn chế các góc nhọn và che chắn cẩn thận, đảm bảo an toàn cho chủ nhân nhỏ
Vật liệu nội thất an toàn và bền vững
Khi lựa chọn vật liệu nội thất khi thiết kế phòng trẻ em, sự an toàn và bền vững là hai yếu tố quan trọng cần được xem xét. Dưới đây là một số gợi ý về vật liệu an toàn và bền vững cho phòng của trẻ các bố mẹ có thể tham khảo:
Vật liệu nội thất | Tính an toàn | Tính bền vững |
Nhựa giả gỗ, Gỗ composite | Những vật liệu này thường được sản xuất từ gỗ tái chế và chất kết dính an toàn, giảm thiểu lượng rác thải. | Nếu làm từ nguyên liệu tái chế và có chứng chỉ về nguồn gốc, chúng có thể là lựa chọn bền vững |
Gỗ tự nhiên | Gỗ tự nhiên là một lựa chọn tuyệt vời vì nó không chứa các hóa chất tẩm ướp độc hại và cho không gian căn phòng mùi hương tự nhiên. | Chọn gỗ có nguồn gốc từ các nguồn cung cấp bền vững, như gỗ FSC (Forest Stewardship Council) được chứng nhận |
MDF | MDF là vật liệu nhẹ, dễ gia công và ít biến dạng hơn gỗ thật. Đặc biệt, loại vật liệu này cũng không chứa mối mọt. | Lưu ý nên chọn MDF không chứa formaldehyde hoặc chất kết dính độc hại ảnh hưởng đến trẻ nhỏ về lâu về dài |
Nhựa an toàn | Nhựa có thể là lựa chọn tốt cho đồ chơi và nội thất trẻ em vì nó nhẹ, dễ lau chùi và không chứa chất độc hại | Chọn nhựa tái chế hoặc nhựa không chứa BPA (Bisphenol A) |
Xem thêm: Tấm ốp thay thế sơn tường: Giải pháp tiết kiệm chi phí hiệu quả
Giới tính và cá tính của bé
Từ 3-5 tuổi, trẻ bắt đầu nhận thức về giới tính và phát triển các sở thích cũng như cá tính cá nhân riêng. Các đặc điểm này trở nên rõ ràng hơn theo thời gian và độ tuổi của trẻ.
Ví dụ: có những đứa trẻ thích hoạt động vận động, trong khi những đứa khác có sở thích làm quen với sách vở. Có trẻ thích màu hồng, tím và các đường cong mềm mại, trong khi các bạn khác ưa chuộng màu xanh và các hình khối mạnh mẽ,..
Bởi vậy, để tạo ra không gian căn phòng phù hợp với con, giúp con thoải mái phát triển tích cực, người lớn cần hiểu rõ nhu cầu và sở thích của trẻ.
Ngoài các yếu tố cố định như thiết kế của tường, trần, sàn, đèn chiếu sáng, và nội thất, thiết kế phòng trẻ em cũng cần có không gian dành cho trẻ để chơi và sáng tạo, tự trang trí. Đó có thể là nơi treo những bức tranh mà trẻ thích, dán những hình ảnh mà bé yêu thích, sắp xếp đồ chơi hoặc trưng bày những sản phẩm thủ công do chính trẻ tự làm. Qua đó, phòng trẻ sẽ trở nên sinh động và mang ý nghĩa hơn, có tác động tích cực đến tâm lý và sự phát triển của trẻ.
Tuy nhiên, các bố mẹ cũng cần lưu ý rằng sở thích của trẻ nhỏ có thể thay đổi theo thời gian, vì vậy việc thiết kế phòng nên linh hoạt để có thể điều chỉnh khi cần thiết.
Thiết kế phòng trẻ em nên có chỗ cho bé vẽ, viết, sáng tạo
Phù hợp theo độ tuổi
Dù trẻ em ngày càng lớn, nhưng điều này không có nghĩa là phòng ngủ của con phải chuyển đổi thành một phiên bản thu nhỏ của phòng ngủ cho người lớn. Phòng trẻ em vẫn cần được thiết kế và chăm sóc một cách đặc biệt theo từng độ tuổi của con. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự phù hợp không chỉ đơn giản là việc trang trí với nhiều màu sắc và đồ chơi.
Bên cạnh các nguyên tắc thiết kế phòng trẻ em cơ bản, phòng trẻ cũng cần phải phù hợp với độ tuổi của mỗi bé. Mỗi giai đoạn tuổi tác đều đi kèm với tâm sinh lý, nhu cầu học tập, sinh hoạt và giải trí khác nhau.
Ví dụ:
- Đối với trẻ dưới 6 tuổi, nhu cầu chơi là quan trọng nhất. Lúc này con sẽ cần một không gian với nhiều đồ chơi và cần có nơi để giữ đồ chơi.
- Khi bắt đầu học lớp 1, trẻ cần một không gian với bàn học và giá sách nhưng vẫn cần một không gian riêng để vui chơi, hoạt động.
- Từ 10 tuổi trở đi, trẻ bắt đầu cảm thấy nhu cầu về sự riêng tư, có thể có những “bí mật” nhỏ trong thế giới của mình. Để đảm bảo rằng phòng trẻ có thể phục vụ nhu cầu lâu dài, việc thiết kế có thể “đi trước” một chút so với độ tuổi hiện tại của trẻ.
Thiết kế phòng trẻ em nên được thiết kế dựa trên độ tuổi và nhu cầu của đứa trẻ
Trẻ em là thành viên trong gia đình và phòng của trẻ là một không gian nhỏ trong tổng thể ngôi nhà. Do đó, việc quan tâm đến không gian tổng thể của ngôi nhà cũng như việc đầu tư vào thiết kế phòng trẻ em là rất quan trọng. Cả nhà thiết kế và bố mẹ cần phải xem xét và lập kế hoạch cho tương lai, có thể là trong khoảng 5-10 năm tới để đảm bảo phòng cho các bé có thể phục vụ và thích ứng với các thay đổi trong nhu cầu sử dụng hoặc sự phát triển của trẻ, khi các bạn trưởng thành thành người lớn.